KHUYẾN MẠI HẤP DẪN
THANH TOÁN LINH HOẠT
CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH
CHÍNH SÁCH VẬN CHUYỂN
Giáo viên mầm non luôn trăn trở làm sao để rèn cho trẻ có nề nếp trong các thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Bởi lẽ trẻ em mầm non ở độ tuổi rất nhỏ, nên cần có biện pháp phù hợp và đòi hỏi sự kiên nhẫn của các cô mầm non. Trong bài viết hôm nay, Tín Nghĩa chia sẻ với các cô các biện pháp rèn trẻ mầm non làm theo nề nếp hay nhất.
Xắp xếp chỗ ngồi hợp lý
Sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ trong các hoạt động học tập
Cô giáo mầm non nên quan sát và hiểu được tính cách của trẻ, xem trẻ thích gì, mong muốn điều gì. Sau khi đã nắm được từng trẻ, cô mầm non nên sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ phù hợp để tác động vào trật tự lớp học. Trẻ nhút nhát xếp ngồi cạnh các trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn; trẻ tiếp thu khá ngồi cạnh những trẻ chậm hơn; trẻ hiếu động, hay nói chuyện ngồi cạnh các bạn ngoan. Việc xếp đặt chỗ ngồi hợp lý giúp cô giáo dễ quan sát và kiểm soát được nề nếp, trẻ cũng hoàn thiện theo hướng tích cực.
Uốn nắn nề nếp cho trẻ mầm non qua các hoạt động
Trẻ mầm non rửa tay trước khi ăn
Cô giáo mầm non nên bắt đầu rèn nề nếp cho trẻ đơn giản nhưng cần thiết như cách đi đứng, cách chào hỏi, cách xưng hô, cách trả lời. Với các nội dung hoạt động như giờ ăn, giờ ngủ, giờ học tập, giờ vui chơi, vệ sinh, đón trả trẻ,... các cô cần rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt.
Giờ học: Trẻ nghe cô giảng, không nói chuyện riêng, hăng hái phát biểu khi học.
Giờ chơi: Trẻ đoàn kết, biết nhường nhịn khi cùng chơi, có ý thức bảo quản và giữ gìn đồ chơi.
Giờ ăn: Trẻ ăn ngon miệng, hết suất ăn, không làm rơi vãi hay nói chuyện khi ăn, biết rửa mặt và rửa tay trước sau khi ăn.
Giờ ngủ: Ngủ đủ giờ, ngủ ngoan, đủ giấc, không nói chuyện hay trêu chọc bạn trong khi ngủ.
Vệ sinh sạch sẽ: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể; quần áo gọn gàng, sạch sẽ; biết đi vệ sinh.
Trẻ có nề nếp, ngoan ngoãn trong giờ học
Thông qua các bài thơ, bài hát, bài học, câu chuyện kể, cô giáo lồng ghép những thói quen và các nề nếp sinh hoạt nên làm và không nên làm để giúp trẻ hoàn thiện mình và ngoan ngoãn hơn.
Một số bài thơ giúp rèn luyện nề nếp cho trẻ mầm non như Lời chào buổi sáng, Mẹ yêu không nào, Miệng xinh, Giờ ăn, Chùi mũi, Rửa tay cho sạch, Đến giờ chơi, Lời cô dặn,...
Nêu gương tốt
Khen và chê trẻ mầm non đúng cách
Trẻ ở lứa tuổi mầm non hay tò mò và thích bắt chước, vì thế nếu vận dụng điều này sẽ có tác động tốt cho việc rèn luyện nề nếp. Cô thường xuyên khen những hoạt động trẻ làm tốt: trẻ đi học ngoan, đúng giờ, mặc quần áo gọn gàng, sạch đẹp, ăn cơm giỏi, biết chào cô và tạm biệt bố mẹ khi đến lớp, không khóc nhè,... Khen những tấm gương tốt để trẻ bắt chước và dần hình thành những thói quen tốt.
Bên cạnh khen thưởng, thì cần nêu lên những góp ý về một số nề nếp chưa tốt như chưa chịu ăn, không nghe lời cô, hay khóc nhè,... Lưu ý cô giáo mầm non không nên chỉ đích danh mà chỉ nêu lên hiện tượng để chê trách nói chung.
Phối hợp với gia đình trong rèn nề nếp cho trẻ
Để rèn trẻ vào nề nếp, không chỉ cô giáo mà phụ huynh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế, cô giáo mầm non nên tuyên truyền và trao đổi với bố mẹ về tình hình của trẻ đồng thời phối hợp để rèn luyện giúp trẻ có nề nếp khi ở gia đình. Việc thống nhất trong việc chăm sóc và giáo dục giữa gia đình và nhà trường sẽ làm tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian giúp trẻ ngoan ngoãn và phát triển tốt nhất.
Trên đây là những biện pháp rèn luyện nề nếp cho trẻ mầm non có thể vận dụng hiệu quả. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích giúp cô giáo mầm non trong giảng dạy cho trẻ.